Tổ chức xã hội Ong

Ong chúa (ở giữa) và những ong thợ trong tổ ong

Ong có thể sống đơn độc hoặc tập hợp thành nhiều kiểu cộng đồng khác nhau. Đặc trưng nhất của ong là sống thành các tập hợp có tổ chứa xã hội tốt[2] thể hiện ở ong mật, ong nghệ, và ong không ngòi thuộc phân họ ong mật. Tính xã hội, của nhiều nhóm khác nhau, được tin là đã chúng đã tiến hóa tách biệt nhiều lần trong nhóm ong.

Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ.[3] Đối với ong mật, các enzym trong ruột của ong mật có khả năng hóa giải chất độc của loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng để diệt ve trong tổ ong mật.

Ong chúa là con ong cái duy nhất có quyền đẻ trứng trong đàn o­ng, dài và to hơn các o­ng đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật, o­ng chúa nở từ một cái trứng như các trứng khác, nhưng ấu trùng được nuôi bắng tuyến nước bọt của ong thợ đặc biệt rất bổ, chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa. Ong chúa sống 3 - 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con o­ng chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường vào mùa xuân.

Ong đực to hơn o­ng thợ, làm nhiệm vụ giao phối với o­ng chúa mỗi khi o­ng chúa bay ra. Ong đực thường xuất hiện vào mùa hè và chỉ sống 1 - 2 tháng, sang mùa thu thì bị đuổi ra khỏi tổ mà chết do bị bỏ đói.

Ong thợ đông nhất, làm đủ mọi việc: lấy mật, nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ, thường sống 2 - 6 tháng.

Ong nghệ

Bài chi tiết: Ong nghệ

Ong nghệ có tổ chứa xã hội tốt theo cách khá giống với tổ chức xã hội của Vespidae như ong bắp cày. Ong chúa sẽ tự tạo tổ của mình. Đàn ong nghệ có từ 50 đến 200 con tại thời điểm số cá thể cao nhất thường gặp vào giữa đến cuối hè. Kiến trúc tổ đơn giản, giới hạn bởi kích thước của khoang tổ, và các đàn hiếm khi tồn tại lâu năm.

Ong không ngòi

Ong không ngòi rất đa dạng về hành vi, nhưng tất cả đều cao có tính xã hội tốt. Chúng làm tổ có kiến trúc phức tạp, và các đàn thường tồn tại lâu năm.